Mèo là một loài vật thân thiết và thân thiện với con người, tương tự như chó. Nhiều gia đình coi mèo là thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng lông mèo có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Vậy lông mèo có gây hại không? Tác hại của lông mèo ra sao?

Vì sao mèo rụng lông?

Rụng lông là vấn đề thường gặp mà chủ nuôi mèo thường phải đối mặt. Nguyên nhân mèo rụng lông có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

  • Thay đổi hormone: Rụng lông có thể là trạng thái tự nhiên ở mèo, nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên, có thể do mất cân bằng hormone. Thiếu hoặc dư thừa hormone sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lông và dẫn đến rụng lông. Mèo đang mang thai hoặc cho con bú cũng có thể rụng lông do sự thay đổi hormone trong thời gian này, nhưng bạn không cần lo lắng, lông của chúng sẽ mọc lại sau đó.

  • Dị ứng: Mèo cũng có thể bị dị ứng với thức ăn, côn trùng cắn, thuốc, bụi hoặc phấn hoa. Để giảm ngứa, chúng sẽ liếm lông, dẫn đến rụng lông và tình trạng lông thưa đi.

  • Ký sinh trùng: Bọ chét, ve, rận có thể gây ngứa và khiến mèo liếm lông, gây rụng lông và thậm chí gây vết loét.

  • Nhiễm trùng ngoài da: Nhiễm trùng da do nấm có thể gây rụng lông và xuất hiện vảy trên da.

  • Căng thẳng và lo lắng: Khi mèo căng thẳng, chúng có thể rụng lông. Hiện tượng này được gọi là “rụng lông do tâm lý”.

  • Đau: Mèo có thể liếm lông quá mức tại vùng bị đau hay nhức nhiều.

Lông mèo có hại không
Lông mèo rụng nhiều vì nhiều nguyên nhân như thay đổi hormone, dị ứng, nhiễm trùng da,…

Lông mèo có gây hại không?

Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những người đang nuôi mèo trong nhà. Nhiều người nuôi mèo thường ôm ấp, vuốt ve, thậm chí để mèo ngủ trên giường vì yêu quý. Tuy nhiên, thói quen này lại gây nhiều tác động tiềm ẩn đến sức khỏe mà bạn không thể biết trước.

Gây ảnh hưởng sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi

Lông mèo có thể gây hại cho bà bầu vì nó chứa vi khuẩn toxoplasmosis, được tìm thấy trong phân của mèo. Khi nhiễm toxoplasmosis, bà bầu có thể có những triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, và xuất hiện bạch huyết ở cổ và triệu chứng tương tự cúm.

Nếu đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ, điều này rất nguy hiểm. Tỷ lệ sảy thai cao hoặc thai nhi có thể mắc bệnh tràn dịch màng não, các vấn đề khác trên cơ thể.

Tuy tỷ lệ nhiễm khuẩn toxoplasmosis hiện thấp, nhưng không nên chủ quan. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, trong quá trình mang bầu, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh tác động tiềm ẩn từ lông mèo, đặc biệt khi trong nhà có mèo.

Tạo điều kiện cho ấu trùng sán ký sinh

Có những loại sán, ký sinh sống trong ruột của mèo. Trứng của chúng dễ dàng bám vào lông khi đi qua phân.

Những trứng này có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng, và trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với lông chó mèo thông qua việc ôm ấp, vuốt ve rất dễ bị nhiễm sán, ký sinh sống.

Khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể trẻ, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây ra các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, đau đầu, đau bụng và tiêu chảy.

Gây ảnh hưởng đến đường hô hấp

Theo Tổ chức Suyễn và Dị ứng của Mỹ, khoảng 30% người dị ứng lông chó mèo tại Mỹ. Trong số đó, dị ứng với lông mèo phổ biến gấp đôi so với chó.

Bên cạnh đó, lông mèo cũng có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ nhỏ. Sợi lông mèo nhẹ nhàng bay trong không khí và bám vào quần áo, giường, sofa và khó có thể loại bỏ hoàn toàn.

Nếu trẻ hít phải lông mèo vào đường hô hấp, nó sẽ gây kích ứng, làm sưng đường hô hấp, dị ứng cấp tính nếu trẻ mẫn cảm hoặc có sức đề kháng yếu. Đối với trẻ bị hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng, hít lông mèo có thể làm triệu chứng trở nên nặng hơn, gây khó thở.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên nuôi mèo nếu có thành viên trong gia đình bị dị ứng và có triệu chứng hen suyễn khi tiếp xúc với lông mèo.

Một số cách giúp làm giảm tác hại của lông mèo

Nếu bạn muốn nuôi mèo, có một số cách để giảm thiểu tác hại của lông mèo:

  • Không để mèo vào những nơi ăn uống hoặc nghỉ ngơi của gia đình.

  • Rửa tay kỹ với xà phòng sau khi vuốt ve mèo để tránh tiếp xúc nhiều với lông mèo, gây dị ứng.

  • Vệ sinh thường xuyên như quét nhà, hút bụi, lau sàn, cọ rửa tường và giặt chăn mền, drap giường thường xuyên. Nếu có thảm, hãy chọn thảm mỏng và giặt thường xuyên.

  • Tắm và vệ sinh mèo thường xuyên (ít nhất 1 tuần/lần). Giữ thú cưng sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng trên lông và da.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể lắp đặt một chiếc máy lọc không khí trong nhà. Sản phẩm này sẽ giúp loại bỏ lông mèo trong không khí, đồng thời khử mùi khó chịu khi nuôi thú cưng trong nhà.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên là cách giảm tác hại của lông mèo
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên là cách giảm tác hại của lông mèo hiệu quả

Đây là những nguyên nhân gây rụng lông ở mèo và các tác động khi tiếp xúc với lông mèo. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi “Lông mèo có gây hại không?” và biết cách giảm tác hại của lông mèo đối với sức khỏe. Mong rằng bạn sẽ tìm được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và trẻ nhỏ.

Bảo Vân