Mèo cưng bị bí tiểu hay bị bí đái không phải là một vấn đề hiếm gặp. Tuy nhiên, việc phát hiện tình trạng bí tiểu ở mèo thường rất khó, gây khó khăn trong việc điều trị kịp thời. Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân gây bí tiểu cho mèo, không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống mà còn có thể xuất phát từ các căn bệnh tiềm ẩn.

Các dấu hiệu thường gặp khi mèo bị bí tiểu

Mèo là loài vật rất khéo che giấu bệnh. Do đó, rất khó để bạn nhận biết các dấu hiệu ban đầu khi bé bị bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến bé mèo nhiều hơn, bạn có thể nhận ra một số biểu hiện sau:

Mèo đi tiểu khó khăn

Đúng vậy, việc bé tiểu không diễn ra suôn sẻ như thường lệ. Điều này có nghĩa là bé gặp khó khăn khi đi tiểu. Khi đường tiểu bị bí tắc, nước tiểu không thể thoát ra ngoài, bé sẽ luôn cảm thấy có cảm giác buồn tiểu.

Thay vì dành thời gian khám phá mọi ngóc ngách trong nhà, bé thường lui tới “nhà vệ sinh” thường xuyên.

Bé cố gắng rặn tiểu

Bạn có thể quan sát xem bé có dùng sức để rặn tiểu hay không. Nếu bạn thấy bé thường xuyên rặn tiểu và có một số biểu hiện kèm theo, hãy chú ý.

Lượng nước tiểu và dòng nước tiểu không bình thường

Ở mèo bị bí tiểu, lượng nước tiểu giảm đi do đường tiểu bị thu hẹp. Dòng nước tiểu không liên tục hoặc chỉ nhỏ giọt. Hiện tượng rò rỉ nước tiểu cũng xuất hiện ngày càng rõ ràng.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, đau đớn và kêu la nhiều hơn.

Hội chứng bí tiểu ở mèo

Bé kêu nhiều hơn khi đi tiểu

Ngày thường, bé mèo nhà bạn có thể rất ngoan và không hay làm nũng hoặc “khóc nhè”. Nhưng bỗng một ngày, bé lại kêu nhiều và rên mỗi khi đi tiểu.

Tắc nghẽn đường tiểu không chỉ khiến bé khó chịu khi không thể “hành sự” gọn lẹ. Mà tình trạng này còn làm cho bé đau đớn và sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh.

Mèo tiểu ra máu

Một số nguyên nhân gây bí tiểu ở mèo từ các thương tổn bên trong như viêm nhiễm. Hoặc các trường hợp sỏi, ung thư sẽ khiến bé tiểu ra máu và đau đớn khi tiểu tiện.

Bé đi tiểu không đúng chỗ

Do bé đang trong tình trạng bí tiểu nên lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu. Vì vậy bạn thường xuyên thấy bé đi tiểu không đúng chỗ.

Trong thời kỳ từ 1 – 10 tuổi, bé mèo có nguy cơ bị bí tiểu cao. Bí tiểu có thể tự khỏi sau 1 tuần nhưng nếu để bệnh tái phát sẽ gây tổn thương nghiêm trọng.

Hội chứng bí tiểu tái phát

Bé có thể vượt qua lần bí tiểu đầu tiên nhưng nếu không được chữa trị triệt để, bệnh có thể tái phát. Một số dấu hiệu cho thấy bé bị tái phát bệnh bí tiểu như:

– Bé cố gắng rặn tiểu nhưng không thành công.

– Sờ bụng bé thấy có khối tròn căng cứng.

– Mèo cảm thấy đau đớn và thường xuyên rên la.

– Bé bị mất cảm giác ngon miệng, lười ăn.

– Lăn lộn không ngừng.

Trong trường hợp nặng, bệnh bí tiểu có thể khiến bé nhiễm độc ure. Biểu hiện bị nhiễm độc thường là lờ đờ hoặc nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.

Vì vậy, tắc nghẽn đường tiểu ở mèo kéo dài từ 3 – 6 tiếng sẽ đe dọa tính mạng của bé. Một phần nguyên nhân khác có thể là do tức vỡ bàng quang.

Mèo bị bí tiểu

Những nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lặt vặt cho mèo cưng. Tuy nhiên, nếu bạn không chăm sóc bé chu đáo, bệnh sẽ ngày càng nặng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống thường xuyên, ăn thức ăn khô, mặn

Chế độ ăn quá mặn hoặc quá khô lâu dài sẽ hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. Kèm theo việc uống ít nước, không thể thúc đẩy quá trình bài tiết cặn bã bên trong.

Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm cho mèo cưng là rất quan trọng. Bạn không nên cho bé ăn thức ăn kém chất lượng hoặc chỉ ăn mỗi hạt. Thay vào đó, bạn có thể cho mèo cưng của mình ăn thêm thịt, cá tươi, thức ăn mềm nhiều nước như pate, soup, gel dinh dưỡng và chất xơ…

Khi chọn thức ăn dạng hạt, bạn có thể chọn sản phẩm từ Royal Canin, Whiskas, Nutrience Original Healthy Adult Indoor…

Bé ít vận động

Một phần nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu còn xuất phát từ việc bé không được vận động. Bé sống trong một môi trường chật hẹp, không có đủ không gian để chạy nhảy. Hoặc bé bị nhốt trong lồng suốt ngày cũng gây ra căng thẳng và phát sinh nhiều bệnh.

Stress

Việc nuôi chung nhiều bạn mèo khác hoặc nuôi chung với chó có thể gây căng thẳng cho bé mèo nhút nhát, khó hòa nhập. Các bé này thường xuyên cảm thấy căng thẳng, làm suy giảm sức khỏe.

Thay đổi thời tiết

Mèo bị bí đái là tình trạng phổ biến khi mùa đông giá lạnh đến, mèo không muốn ra khỏi nhà để tiểu tiện. Thời tiết thay đổi đột ngột mà bé không được ủ ấm cũng là một nguyên nhân khiến bé mắc bệnh bí tiểu.

Cát vệ sinh bị bẩn hoặc tiểu nhiều lần

Cát vệ sinh bị bẩn hoặc không được thay mới trong thời gian dài có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Viêm nhiễm làm sưng tấy bàng quang hoặc niệu đạo, khiến nước tiểu bị tắc. Tình trạng này có thể khiến bé đau đớn, rên khi tiểu tiện.

Hội chứng bí tiểu ở mèo

Bệnh ung thư, tiểu đường

Nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu không thể không đề cập đến các căn bệnh ung thư, phát sinh khối u gây tắc nghẽn. Hoặc bệnh tiểu đường làm đi tiểu nhiều lần trong ngày và nước tiểu có đường làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu, là cơ hội hình thành sỏi struvite gây bí tiểu.

Trường hợp này, bé cần được siêu âm, xét nghiệm hóa máu, soi cặn nước tiểu hoặc chụp X-quang để phát hiện chẩn đoán chính xác bệnh.

Sẹo do chấn thương

Chấn thương sau phẫu thuật lấy sỏi, loại bỏ khối u có thể gây sẹo. Hoặc quá trình triệt sản mèo đực có thể gây tổn thương đường tiểu. Những trường hợp này thường xảy ra ở các phòng khám thú y không đủ kinh nghiệm hoặc bác sĩ phẫu thuật không có chuyên môn đủ.

Chính vì vậy, việc lựa chọn phòng khám hoặc bệnh viện thú y đáng tin cậy rất quan trọng để chăm sóc thú cưng.

Các bước chẩn đoán mèo bị bí tiểu

Có nhiều phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây bí tiểu ở mèo, chẳng hạn như:

– Xét nghiệm nước tiểu để tìm tinh thể lắng đọng.

– Đo nồng độ glucose, ketone, protein, bạch cầu…

– Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ nhiễm trùng.

– Kiểm tra chức năng gan, thận, tim.

– Tầm soát ung thư niệu đạo.

– Siêu âm bàng quang, kiểm tra độ dày thành bàng quang để tìm viêm nhiễm.

– Chụp X-quang bàng quang để tìm sỏi, khối u gây tắc nghẽn.

Hội chứng bí tiểu ở mèo

Cách điều trị mèo bị bí đái tại Bệnh Viện Thú Y PETPRO

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Ban đầu, bé sẽ được cho dùng thuốc giảm đau và thông tiểu để giải phóng nước tiểu bị ứng đọng.

Kết hợp với thuốc làm tan sỏi, kháng sinh, kháng viêm đặc trị các bệnh đường tiểu chuyên dụng cho mèo.

Nếu bé bị bí đái kết hợp với suy gan, suy thận hoặc suy tim, bé sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chuyên khoa để hỗ trợ lọc thải và phục hồi chức năng. Bác sĩ cũng ưu tiên sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe. Điều này cũng giảm sự phụ thuộc vào thuốc điều trị.

Cuối cùng, nếu nguyên nhân gây bí tiểu ở mèo là do khối u, bác sĩ sẽ xem xét loại bỏ khối u bằng phẫu thuật chuyển giới từ mèo đực sang mèo cái.

Tại sao cần cân nhắc phẫu thuật cho mèo?

Phẫu thuật chuyển giới từ mèo đực sang mèo cái là lựa chọn cuối cùng nếu không thể khắc phục tình trạng mèo bị bí tiểu bằng các biện pháp khác. Mèo đã phẫu thuật cần đeo vòng cổ E trong ít nhất 10 ngày để ngăn bé liếm vào vết thương hoặc tự làm tổn thương mình, làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.

Cách phòng tránh bệnh bí tiểu ở mèo

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để bé không mắc bệnh, chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng. Với mèo đang bị bí tiểu, cần cho bé ăn thức ăn kiêng dùng cho bệnh này. Chế độ ăn này sẽ giúp bé phục hồi nhanh hơn.

Sau khi bé đã hết bệnh, bạn cần ưu tiên chọn thức ăn mềm, lỏng nhiều nước như pate, soup. Luôn để sẵn nước sạch để bé uống, hoặc có thể dùng sữa uống thay nước khi bé không chịu uống nước.

Thường xuyên vệ sinh chuồng

Thay cát vệ sinh thường xuyên là việc rất quan trọng để bé tránh nhiễm trùng. Bạn nên dọn chuồng cho bé thường xuyên và ít nhất 1 tuần thay cát mới cho bé.

Giữ vệ sinh cho bé

Mèo cũng cần được tắm để bé luôn sạch sẽ và thơm tho. Ít nhất 1 tuần, bạn nên tắm cho bé 1 lần để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiểu. Có thể chọn tắm khô để không gây stress cho bé.

Cho bé vận động thường xuyên

Nuôi nhốt không phải là cách yêu thương đúng nghĩa. Những bé mèo suốt ngày bị xích hoặc nhốt trong lồng sẽ cảm thấy bức bối, trầm cảm. Không chỉ vậy, việc nuôi nhốt còn làm suy giảm miễn dịch và gây ra nhiều bệnh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mèo cưng

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe mèo cưng hiệu quả nhất. Bé sẽ được theo dõi sức khỏe thường xuyên và tầm soát nguy cơ mắc bệnh. Từ đó, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu bệnh chỉ ở giai đoạn đầu.

Tiêm phòng đầy đủ

Mèo từ 8 tuần tuổi trở lên cần được tiêm phòng đầy đủ để hạn chế một số bệnh truyền nhiễm. Nhờ đó có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến đường tiểu.

Lựa chọn bệnh viện thú y chất lượng

Quan trọng nhất, bạn cần tìm một địa chỉ bệnh viện thú y uy tín để chữa chứng bí tiểu cho mèo cưng. Nơi có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh viện thú y uy tín là nơi hội tụ những bác sĩ có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, họ cũng là những người có kinh nghiệm lâu năm để phán đoán chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả với đầy đủ thuốc và các thực phẩm chức năng hỗ trợ.

Tái khám theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi chữa bệnh, bé cần được tái khám định kỳ để xem xét tiến độ hồi phục. Vì vậy, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Mèo bị bí tiểu là một vấn đề nghiêm trọng cần được chữa trị sớm và duy trì chế độ ăn hợp lý. Bên cạnh việc luôn theo sát tình hình sức khỏe của bé, bạn cũng cần cho bé hoạt động nhiều hơn, vui chơi thoải mái để giảm bớt căng thẳng.

Nếu gặp bất kỳ trở ngại nào trong quá trình chăm sóc bé, đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh Viện Thú Y PETPRO qua HOTLINE: 1800 599 941.

Chúc bạn và mèo cưng nhiều sức khỏe!