- Xu Hướng 8/2023 # Phim Đại Chiến Chó Mèo 2 (Cats &Amp; Dogs: The Revenge Of Kitty Galore) 2010 Hd # Top 17 Xem Nhiều
- CORONA ĐẠI DỊCH THẾ KỶ – VACCINE FIP TRÊN MÈO |BÀI 2
- 8 Địa chỉ cứu hộ chó mèo, thú cưng, pet, thú nuôi, động vật hoang dã trên toàn quốc
- TOP 7 Mẫu Chậu Cát Vệ Sinh Cho Mèo – Khay Đựng Cát Mèo Giá Rẻ
- 7 lý do vì sao mèo kêu liên tục không ngừng
1. Triệu chứng mèo bị dị ứng
Mèo bị dị ứng thường có biểu hiện gãi liên tục, chà, liếm, cắn hoặc nhai chân, hai bên sườn, tai, nách hoặc háng của chúng gây rụng lông loang lổ, sưng tấy đỏ ở da, một số thú còn chà xát khuôn mặt của mình lên thảm; vành tai trở nên đỏ (do các tuyến sáp ở tai sản xuất một lượng lớn thừa thải và trở thành một tác nhân gây nên dị ứng – nhiễm vi khuẩn và nấm men Malassezia ở tai).
Xuất hiện phát ban hoặc lở loét trên da. Bệnh nặng có thể gây rụng lông, ảnh hưởng đến sắc tố của da và gây mùi hôi khó chịu. Hơn nữa, mèo còn xuất hiện nhiều lớp vỏ hoặc vảy nhỏ trên da gây rụng lông (đặc biệt là trên lưng), và gây đau (chủ yếu là trên mặt).
Đối với trường hợp dị ứng nguyên nhân do thực phẩm gây ra, ngoài một số triệu chứng nêu trên, bệnh còn gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá gây đau, đầy hơi và thậm chí là gây tiêu chảy.
Bệnh tác động đến cơ thể và gây ra những biểu hiện sau:
- Gây ngứa, đau, mùi hôi khó chịu các vùng da bị dị ứng.
- Ảnh hưởng đến đường tiêu hoá gây đau, tiêu chảy và đầy hơi.
- Là một trong những nguyên nhân gây nên chứng viêm tai mãn tính.
- Mèo bệnh có thể dẫn đến ho, hắt hơi và thở khò khè.
- Tác động tới vấn đề thẩm mỹ của mèo như: làm thưa lông thậm chí là gây rụng lông, da bốc mùi hôi khó chịu.
2. Nguyên nhân gây dị ứng ở mèo
Có 4 nguyên nhân phổ biến gây nên dị ứng ở mèo:
- Dị ứng da do bọ chét gây ra: Nguyên nhân chủ yếu là do nước bọt được tiết ra từ bọ chét bám trên da, truyền qua da của mèo do vết cắn của bọ chét và gây ngứa (bọ chét kí sinh dưới da của mèo, thức ăn chính của chúng là máu của vật chủ vì thế trong quá trình hút máu từ vật chủ chúng sẽ tiêm một lượng nước bọt vào da – Protein trong nước bọt sẽ gây ra một phản ứng mạnh mẽ và làm cho vật chủ bị ngứa).
- Dị ứng thức ăn: Da bị ngứa, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong một vài trường hợp đặc biệt thú có thể xuất hiện các biểu hiện như: sụt cân, yếu ớt. Thành phần thực phẩm nào cũng có thể gây nên dị ứng cho mèo trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là Protein và một số chất phụ gia khác.
- Hít hoặc tiếp xúc phải các chất gây dị ứng: Các chất có thể gây nên dị ứng ở thú khi hít, tiếp xúc bao gồm: phấn hoa của cỏ dại (cỏ phấn hương…), cây (tuyết tùng, tro, sồi…), nấm mốc, bụi bẩn trong không khí, chất tẩy rửa hay hương thơm từ nước hoa,…
- Dị ứng với các hệ vi khuẩn, vi sinh vật ở da (do tụ khuẩn cầu dưới da – Staphylococcus): Mẫn cảm của vi khuẩn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một con chó phản ứng quá mức với vi khuẩn Staphylococcus trên da.
3. Cách điều trị dị ứng ở mèo
Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến mèo bị dị ứng, các bác sĩ có phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng dị ứng ở mèo, có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị dị ứng dài hơn. Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng sẽ giúp cải thiện tình trạng dị ứng ở mèo.
Phòng ngừa dị ứng ở mèo
- Hạn chế cho mèo tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, khói thuốc.
- Sử dụng cát vệ sinh mèo không có bụi, không có mùi.
- Không sử dụng nước hoa, nước khử mùi quá nhiều.
- Khi sử dụng các chất tẩy rửa không nên cho mèo đến gần.
- Sử dụng thuốc diệt bọ chét.
- Lựa chọn thức ăn phù hợp với mèo, loại bỏ một số thành phần cụ thể ra khỏi chế độ ăn uống để xem liệu các triệu chứng có cải thiện hay không.