Bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Felien infectious Enteritis)

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo, hay còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, là một bệnh do một loại virus gây ra. Bệnh này thường xuất hiện đột ngột, con vật bị nôn mửa, tiêu chảy và có số lượng bạch cầu giảm nhanh chóng. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh chóng và tỷ lệ tử vong rất cao, từ 50% – 90%.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Mèo con là đối tượng dễ mắc bệnh giảm bạch cầu.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do một loại virus DNA có tên là Felien pavovirus (F.P.V) gây ra. Virus này có khả năng tồn tại trong môi trường với sức đề kháng cao.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây lan qua đường nào?

Toàn bộ các loài động vật thuộc họ mèo đều có thể mắc bệnh này, đặc biệt là mèo từ ba tháng tuổi đến một năm tuổi. Mèo lớn mắc bệnh thường ở dạng nhẹ. Chồn cũng có thể bị bệnh.

Virus xâm nhập vào cơ thể mèo thông qua đường hô hấp và tiêu hóa. Chúng rồi tiếp tục xâm nhập vào hạch amidan, hạch ruột và sau đó vào máu, lan truyền khắp cơ thể, đặc biệt là trong những mô có sự phân chia tế bào nhanh và trong những cơ quan có vai trò miễn dịch như tuyến ức, tủy xương, gan và các nang lympho trong nếp gấp ruột.

Virus này phá hủy các mô trong các cơ quan này, gây suy giảm số lượng bạch cầu.

Các con mèo đã hồi phục vẫn có thể tiếp tục đào thải virus trong vài tháng.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu ở mèo từ 2 – 3 ngày, có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày.

Thể quá cấp tính

  • Bệnh xảy ra đột ngột, con vật đau vùng bụng, thân nhiệt giảm, suy nhược nghiêm trọng và chết sau 24 giờ (có khả năng mèo bị độc).

Thể cấp tính

  • Mèo có sốt cao 40°C trong 24 giờ đầu, mất khẩu phần ăn, không vận động, trong trạng thái vô cảm, lông xù, bẩn, niêm mạc nhợt nhạt.
  • Rối loạn tiêu hóa: khát nước dữ dội, nôn ra mật có bọt, tiêu chảy nặng, phân có mùi thối và có thể có máu. Con vật có phản ứng đau khi sờ vào bụng.
  • Bệnh tiến triển trong khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó, thân nhiệt giảm thấp hơn mức bình thường, mèo tiếp tục hôn mê và chết, tỷ lệ tử vong khá cao, từ 50% – 80%.
  • Những con mèo tồn tại qua 5 ngày thường sẽ hồi phục, và sau vài tuần, lượng bạch cầu sẽ tăng trở lại bình thường.

Thể ẩn tính

  • Đây là hình thức phổ biến ở mèo trưởng thành, mèo chỉ có sốt nhẹ và giảm số bạch cầu, ngoài ra không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào khác.
  • Mèo đã hồi phục có thể được miễn dịch kéo dài.

Thể thần kinh

  • Thể này thường gặp ở mèo con, do mèo mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai. Mèo con khi sinh ra sẽ mất khả năng điều hòa vận động, yếu ớt, và có tỷ lệ sống thấp.

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán lâm sàng dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng: bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường xảy ra ở mèo từ 3 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Mèo bị bệnh thường có sốt, triệu chứng tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy, và bạch cầu giảm rõ rệt.
  • Chẩn đoán phi lâm sàng: để xác định bệnh giảm bạch cầu ở mèo, có thể sử dụng phương pháp kiểm tra PCR, nhưng phương pháp này tốn thời gian và chỉ có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm.
  • Hiện nay, để chẩn đoán nhanh tại thực địa, có thể sử dụng kỹ thuật PCR cải tiến POCKIT iiPCR. Kỹ thuật này có thể mang lại kết quả chính xác trong thời gian từ 1 – 2 tiếng và có độ tin cậy tương đương với phương pháp PCR trong phòng thí nghiệm.

Kết quả test dương tính với bệnh Giảm bạch cầu

Phòng và trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Phòng bệnh

  • Thực hiện công tác vệ sinh chu đáo và đúng quy trình.
  • Phòng bệnh bằng cách tiêm vaccine:
    • Vaccine đa giá phòng bệnh giảm bạch cầu và các bệnh hô hấp do virus gây ra ở mèo.
    • Tiêm vaccine cho mèo từ 8 tuần tuổi trở lên và sau đó tiêm nhắc lại sau 4 tuần.
    • Mèo trên một năm tuổi nên tiêm vaccine mỗi năm một lần.

Điều trị

Trong trường hợp mèo nhà bạn có những triệu chứng như trên, hãy liên hệ ngay với một phòng khám thú y gần nhất để các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời.